Một trong những cấu trúc tiếng anh quan trọng và thường xuất hiện ở nhiều dạng bài tập trong các kì thi toeic, ielts đó là câu bị động. Hiểu rõ được cấu trúc, ý nghĩa cũng như cách biến đổi thể bị động đóng góp một phần to lớn giúp bạn tránh mắc sai lầm khi làm bài. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết và bổ ích về thể loại câu bị động này.
Cấu trúc câu bị động
Câu bị động hay còn gọi tên dưới dạng passive voice thể hiện sự nhấn mạnh, khẳng định sâu sắc vào đối tượng đề cập đến hơn là hành động thể hiện điều đó. Câu bị động được biến đổi trực tiếp từ câu chủ động do đó thì của chúng đều phải tương thích lẫn nhau.
Cấu trúc câu chủ động: S1 + Verb + Object (S2)
Cấu trúc câu bị động: S2 + tobe + V3/ed
Ví dụ: My mom bought some plant pots on the porch. (câu chủ động)
(Mẹ của tôi đã mua một vài chậu cây đặt trước hiên nhà)
-> Some plant pots were bought on the porch by my mom. (câu bị động)
(Một vài cái cây được mua đặt trước hiên nhà bởi mẹ tôi)
Trong trường hợp nếu ở chủ động, động từ chính đi liền 2 tân ngữ phía sau thì nếu câu bị động muốn nhấn mạnh danh từ nào thì chuyển danh từ đó lên đầu, tuy nhiên thông thường thì tân ngữ gián tiếp sẽ hợp lý hơn.
Ví dụ: She gave me a document.
-> She gave a document to me.
-> I was given a document (by her).
Lưu ý:
+ Nếu trong câu chủ động, chủ ngữ chính là các từ bất định như: everyone, someone, nobody, anyone, people hoặc đại từ they, etc thì khi chuyển sang câu bị động có thể bỏ đi.
Ví dụ: Someone had eaten all the food on the table.
(Một người nào đó đã ăn hết thức ăn để trên bàn)
-> All the food had been eaten on the table.
(Tất cả thức ăn đã bị ăn hết trên bàn)
+ Chủ ngữ trong câu chủ động là người hoặc vật trực tiếp ảnh hưởng, tác động đến sự việc thì khi chuyển sang thể passive voice ta dùng “by”, còn nếu chỉ có ảnh hưởng gián tiếp thì dùng “with” .
Cấu trúc chuyển đổi từ thể chủ động sang bị động theo thì
Tense | Câu chủ động | Câu bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + Object | S + am/is/are + V3/ed |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + Verb-ing + Object | S + am/is/are + being + V3/ed |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + V3/ed + Object | S + have/has + been + V3/ed |
Quá khứ đơn | S + V2/ed + Object | S + was/were + V3/ed |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + Verb-ing + Object | S + was/were + being + V3/ed |
Quá khứ hoàn thành | S + had + V3/ed + Object | S + had + been + V3/ed |
Tương lai đơn | S + will + Verb-inf + Object | S + will + be + V3/ed |
Tương lai hoàn thành | S + will + have + V3/ed + Object | S + will + have + been + V3/ed |
Tương lai gần | S + am/is/are + going to + Verb-inf + Object | S + am/is/are + going to + be + V3/ed |
Động từ khuyết thiếu | S + ĐTKT + Verb-inf + Object | S + ĐTKT + be + V3/ed |
Cách để chuyển đổi nhanh chóng động từ chính từ thể câu chủ động sang thể câu bị động. Ví dụ ta áp dụng động từ có trong bảng bất quy tắt như “give”.
Tense | Câu thể chủ động | Câu thể bị động |
Dạng nguyên mẫu | Give (cho) | Given |
Dang to + Verb | To give | To be given |
Dạng V-ing | Giving | Being given |
Dạng V3/Ved | Given | Were/was given |
Thì hiện tại đơn | Give | Am/is/are given |
Thị hiện tại tiếp diễn | Am/is/are giving | Am/is/are being given |
Thì hiện tại hoàn thành | Have/has giving | Have/has been giving |
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn | Have/has been giving | Have/has been being given |
Thì quá khứ đơn | Gave | Were/was given |
Thì quá khứ tiếp diễn | Were/was giving | Were/was being given |
Thì quá khứ hoàn thành | Had given | Had been given |
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn | Had been giving | Had been being given |
Thì tương lai đơn | Will give | Will be given |
Thì tương lai tiếp diễn | Will be giving | Will be being given |
Thì tương lai hoàn thành | Will have given | Will have been given |
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn | Will have been giving | Will have been being given |
Các bước cơ bản để chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động
Bước 1: Xác định đúng các thành phần bao gồm: chủ ngữ, động từ chính, tân ngữ chính trong câu chủ động và chuyển Object đó lên làm chủ ngữ chính trong câu bị động.
Bước 2: Xác định câu chủ động đang thuộc thì nào và chuyển đổi động từ chính phù hợp trong câu passive voice như bảng thống kê ở trên.
Bước 3: Chủ ngữ chính trong câu chủ động được chuyển xuống cuối câu bị động và thêm “by” hoặc “with” tùy tác động của nó lên tân ngữ. Chú ý nếu rơi vào trường hợp: by them, by me, by anyone, by people,… thì có thể bỏ chúng trong câu bị động.
Ví dụ 1: Jenny wrote a letter to her boss. (Jenny viết bức thư gửi đến sếp của mình)
-> A letter was written to her boss (by her) (Một lá thư được viết gửi đến sếp của Jenny bởi cô ấy)
Ví dụ 2: My dad repaired the damaged roof yesterday. (Ba của tôi sửa chữa mái nhà bị hư hỏng hôm qua)
-> The damaged roof was repaired (by my dad) yesterday (Mái nhà bị hư hỏng được sửa chữa bởi ba tôi hôm qua)
Ví dụ 3: Jack bought some apple pie to prepare for the party. (Jack mua một ít bánh táo chuẩn bị cho bữa tiệc.)
-> Some apple pie was bought to prepare for the party by Jack. (Một ít bánh táo được mua để chuẩn bị cho bữa tiệc bởi Jack)
Lưu ý cần thiết khi chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động
+ Nếu động từ chính trong câu chủ động thuộc dạng nội động từ (tức là động từ đơn lẻ không cần có Object nào đi chung) thì khi chuyển sang cấu trúc passive voice không cần để dạng bị động (V3/ed)
Ví dụ: Her arms hurt.
+ Một số trường hợp dù câu vẫn ở thể to be/ to get + V3/ed nhưng lại không hoàn toàn mang nghĩa bị động.
Thứ nhất, có thể nhằm diễn tả một hành động, ngữ cảnh, sự việc nào đó mà chủ ngữ chính đang gặp phải
Ví dụ 1: Do you mind checking the file on your computer while I am gone to the meeting?
Ví dụ 2: My child got lost in the forest because he had separated from the tour and went on his own to explore.
Thứ hai, có thể dùng để chỉ một hành động, sự việc mà chủ ngữ tự làm lấy.
Ví dụ: My husband gets dressed very quickly to go to the airport.
+ Khi động từ trong câu là một cụm có nghĩa và đi liền kề nhau trong mọi trường hợp thì khi biến đổi về tense ta chỉ cần nhắm vào động từ to be.
To be made of: Được làm bằng (dùng để nói đến một vật được tạo thành, làm nên từ nguyên liệu nào đó)
Ví dụ: The brass is made of plastic. (Cái thau được làm từ nhựa)
To be made from: Được làm ta từ (cũng dùng để nói đến nguyên vật liệu, tuy nhiên ở đây chúng hoàn toàn bị biến đổi trạng thái ban đầu để tạo nên vật dụng đó)
Ví dụ 1: Vases are made from clay. (Bình hoa được làm từ đất sét.)
Ví dụ 2: This bag is made from crocodile skin. (Chiếc túi xách này được làm từ da cá sấu)
To be made out of: Được làm bằng (dùng để diễn tả quy trình, công thức để làm nên vật dụng đó)
Ví dụ: Cakes are made out of milk, flour, sugar, cream, etc.( Bánh bông lan thì được làm bằng sữa, bột, đường, kem,….)
To be made with: Được làm với (dùng để nói đến những nguyên vật liệu chính, quan trọng mà góp phần làm nên vật dụng)
Ví dụ: This soup has a strong flavor because it is made with a lot of bone broth. (Món canh này có vị đậm đà bởi vì nó được làm với nhiều nước hầm xương.)
Các dạng trong câu bị động (passive voice)
1. Hình thức câu bị động với những động từ đi liền kề hai tân ngữ
Những động từ thường gặp mà theo đó chúng sẽ đi chung với 2 Object phía sau thì ta sẽ có đến 2 câu bị động phù hợp: give (cho, đưa), send (gửi), lend (cho mượn), show (chỉ dẫn), make (làm, tạo), buy (mua), get (nhận, cho).
Ví dụ 1: I bought my girlfriend a dress. (Tôi mua cho bạn gái mình một cái đầm)
-> A dress was bought for my girlfriend. (Một cái đầm được mua cho bạn gái của tôi)
-> My girlfriend was bought a dress. (Bạn gái tôi được mua một cái đầm)
Ví dụ 2: Kate made me a cake. (Kate làm cho tôi một cái bánh kem.)
-> A cake was made for me by Kate. (Một cái bánh kem được làm cho tôi bởi Kate)
-> I was made a cake by Kate. (Tôi được làm một cái bánh kem bởi Kate)
2. Dạng bị động (passive voice) của các câu tường thuật
Những động từ thường sử dụng trong thể tường thuật lại câu trực tiếp mà xuất hiện nhiều trong các bài thi như: believe, claim, consider, say, feel, expect, assume, find, know, report,…
Ký hiệu viết tắt trong bảng:
S: Chủ ngữ chính trong câu chủ động
S’: Chủ ngữ chính trong câu bị động
O: Tân ngữ trong câu chủ động
O’: Tân ngữ trong câu bị động
Câu chủ động | Câu bị động | Ví dụ |
S + Verb + that + S’ + V’ + …. | Cách 1: S + be + V3/ed + to-V’ | People say she is very smart. -> She is said to be very smart. |
Cách 2: It + be + V3/ed + that + S’ + V’ | People say she is very smart. -> It is said that she is very smart |
Câu chủ động ở thể nhờ vả với các động từ chính như: make, get, have.
Câu chủ động | Câu bị động | Ví dụ |
….have someone + Verb(bare) something | …have something + V3/ed (+by someone) | My colleague has me buy some cakes. -> My colleague has some cakes bought by me (Đồng nghiệp của tôi nhờ tôi mua một vài cái bánh ngọt) |
…make someone + Verb(bare) + something | … (something) + be made + to + verb + (by someone) | Lisa makes the technician edit her presentation. -> Her presentation is made to edit by the technician. (Lisa nhờ kỹ thuật viên chỉnh sửa bài thuyết trình của mình) |
…get + someone + to verb + something | …get + something + V3/ed + (by someone) | Mary gets her younger brother to sweep the floor -> Mary gets the floor swept by her younger brother. (Mary nhờ em trai của cô ấy quét dọn sàn nhà) |
4. Trường hợp câu chủ động ở dạng câu hỏi
Câu chủ động | Câu bị động | Ví dụ |
Do/does + S + V(bare) + Object….? | Am/is/are + S’ + V3/ed + ….(by Object)? | Do you clean your clothes? -> Is your clothes cleaned (by you)? (Bạn đã dọn dẹp hết quần áo của mình chưa?) |
Did + S + V(bare) + Object…? | Was/were + S’ + V3/ed + by + …? | Can you make a cup of coffee and bring to my room? -> Can you a cup of coffee be made and brought to my room? (Bạn có thể làm một tách cà phê và mang đến phòng tôi được không?) |
Modal verbs + S + V(bare) + Object + …? | Modal verbs + S’ + be + V3/ed + by + O’? | Can you write a letter? -> Can a letter be written? (Viết một lá thư được không?) |
Have/has/had + S + V3/ed + Object + …? | Have/has/had + S’ + been + V3/ed + by + Object ? | Has he done the survey? -> Has the survey been done (by him)? (Anh ta đã làm bảng khảo sát xong chưa?) |
Hình thức câu bị động với những động từ chỉ ý kiến, quan điểm
Những từ thường dùng khi một ai đó muốn đề nghị, đưa ra nhận định, ý kiến, tin rằng : say, believe, report, think, suppose, consider,…(nói rằng, tin rằng, thông báo rằng, nghĩ rằng, cho rằng, xem xét rằng,…)
Ví dụ: People think she ruined this car. (Mọi người nghĩ cô ta phá hư chiếc xe hơi này.)
→ It is thought that she ruined this car
→ She is thought to have ruined this car.
Hình thức câu bị động với các động từ chỉ giác quan con người
Những động từ chỉ cảm xúc, giác quan của bản thân con người như: hear (nghe). See (nhìn), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), smell (ngửi), taste (vị),….
Cấu trúc chủ động: S + V2/ed + Somebody + V-ing (nhìn/xem/nghe/thấy…ai đó đang làm cái gì)
Dùng để diễn tả một người chứng kiến ai đó làm một phần của hành động chứ không hoàn toàn là sự việc hoặc trường hợp một hành đông đang diễn ra thì có một hành động khác xen ngang vào.
Ví dụ: She saw her boyfriend entering the hotel. (Cô ta nhìn thấy bạn trai mình đi vào khách sạn.)
-> Her boyfriend was seen entering the hotel. (Bạn trai cô ta được nhìn thấy đi vào khách sạn.)
Cấu trúc câu chủ động: S + V2/ed + Somebody + Verb ( nhìn/xem/nghe/thấy…ai đó làm cái gì)
Dùng để diễn tả một người chứng kiến toàn bộ sự việc, hành động xảy ra.
Ví dụ: I heard her smile. (Tôi thấy cô ta cười)
-> She was heard to smile (Cô ấy được nghe thấy là đã cười)
Hình thức câu chủ động ở dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh
+ Thể khẳng định
Cấu trúc chủ động: Verb + Object + …
Cấu trúc bị động: Let + O + be + V3/ed
Ví dụ: Pick up your documents (Cầm tài liệu này lên)
-> Let your documents be picked up.
+Thể phủ định
Cấu trúc chủ động: Do not + Verb + Object + …
Cấu trúc bị động: Let + Object + not + be + V3/ed
Ví dụ: Do not open the window (Đừng mở cửa sổ)
-> Let the window not be opened.
Ứng dụng cấu trúc câu bị động vào làm một số bài tập
Bài tập 1: Chuyển đổi các câu sau đây sang thể bị động
1. Irene gets her mother to fix the dress.
2. Kris paints a picture to prepare for the exhibition party next week.
3. The director announces the meeting time to company employees.
4. He repaired his roof after the storm last night.
5. She invites everyone in the company to attend her birthday party.
6. May make a hot pot of tea for your grandfather.
7. She cleans the house to prepare for Tet.
8. He calls his boss to report the business situation of the business.
9. She sings ballad music to interact with the audience.
10. She gave me $ 20 for a taxi fee.
11. He bought his parents a big mansion in New York.
12. I booked a large room at the Rose Hotel
13. He plays the piano for the wine party.
14. She was washing her car today.
15. Susan will send the profile information via email tomorrow.
16. Peter broke the glass door yesterday.
17. No one told me what happened yesterday.
18. I will make a coat for my mother on Christmas day.
19. The principal gave me a gift for my contributions over the past time.
20. He helped me prepare the materials for today’s meeting.
Đáp án:
1. Irene gets her dress fixed.
2. A picture is painted to prepare for the exhibition party by Kris next week.
3. The meeting time is announced to company employees by director.
4. His roof was repaired after the storm last night.
5. Everyone in the company is invited to attend her birthday party.
6. A hot pot of tea is made for May’s grandfather.
7. The house is cleaned to prepare for Tet.
8. His boss is called to report the business situation of the business.
9. Ballad music is sung to interact with the audience.
10. I was given $ 20 for a taxi fee.
11. His parents were bought a big mansion in New York.
12. A large room was booked at the Rose hotel.
13. The piano is played for the wine party.
14. Her car was being washed today.
15. The profile information will be sent via email by Susan tomorrow.
16. The glass door was broken by Peter yesterday.
17. I wasn’t told what happened yesterday.
18. A coat will be made for my mother on Christmas day.
19. I was given a gift by the principal for my contributions over the past time.
20. I was helped prepare the materials for today’s meeting.
Bài tập 2: Chia dạng đúng cho các động từ được để trong ngoặc
1. Jackson had his camera (repair) _______ by a technician.
2. Linda got her colleague (write) _______her report.
3. They got their office (paint) _______ last month.
4. Mr. David is having the employees (conduct) ______a survey.
5. Adam gets his telephone (send) ______ to his office.
6. Cullen is having his flower pot (asperse) ______daily.
7. Will Ms. Carty have the protector (check) ______her room?
Đáp án:
1. repaired
2. to write
3. painted
4. conduct
5. sent
6. aspersed
7. check
Bài viết vừa rồi Verbalearn vừa giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về điểm ngữ pháp câu bị động. Là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng trong tiếng Anh, bạn cần phải thực hành thật nhiều bài tập để nắm vững hơn. Nếu có bất kì thắc mắc gì vào bài viết trên bạn có thể để lại lời nhắn dưới bài viết này.
Học tiếng Anh từ bé, mong muốn có công việc lâu dài về tiếng Anh. Chịu trách nhiệm các bài viết học thuật về tiếng Anh trên DanChuyenAnh