Ngày nay trên các trang mạng xã hội hay xuất hiện những trào lưu cũng như những câu nói, từ ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến, như là: cà khịa, drama, tik tok, …Chắc chắn bạn cũng đã từng ngập ngừng trong lần đầu nền thấy các từ ngữ này, vậy drama là gì? Ý nghĩa thật sự của nó ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn, hiểu rõ bản chất của từ ngữ mà mình đang sử dụng.
Drama là gì?
Ta đã quá quen khi nghe bạn bè nói những câu như "Cuộc tình mình như một bản drama vậy" hay "Mối tình của tao đầy drama mày ạ", … Thực chất hiểu theo nghĩa thông thường drama là một bi kịch, một chuỗi những sự kiện, quá trình diễn ra khiến ta bất ngờ, đau khổ, hồi hộp, …xen lẫn những cảm xúc của con người.
Drama có nguồn gốc từ đâu?
“Drama” là từ ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp với ý nghĩa chỉ một hành động, sự việc mang tính kích thích, hấp dẫn. Theo nghĩa tiếng việt dịch ra là kịch, đây được coi như là một loại hình nghệ thuật dân gian xưa của người dân Việt Nam. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và hài kịch theo từ ngữ “I do”.
Ngoài ra, từ “Drama” còn ám chỉ một loại hình thơ ca từ xa xưa, mang trạng thái tâm lý kịch tính, hồi hộp đối chiếu với những giai thoại sử thi kết hợp thơ ca, tiêu biểu trong đó phải kể đến “Thơ của Aristotle”, một tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của thuyết kịch tính được ra đời trong giai đoạn năm 335 trước Công nguyên.
[irp posts=”790″ name=”P/S là gì? Có những ý nghĩa nào và cách dùng ra sao”]Định nghĩa chính xác về từ Drama theo tiếng Anh
Drama theo phiên âm tiếng anh là /drɑː.mə/, thường mang hình thái diễn tả về các thể loại phim có nội dung đa chiều, đa nghĩa, thể hiện quá trình hình thành phát triển nội tâm, suy nghĩ của nhân vật khi đối diện trước nghịch cảnh. Đối với các thể loại chính kịch này thì nhân vật trung tâm có thể là một người hoặc cả một tập thể, đồng đội, những người phải đối mặt với sự thách thức giới hạn trong cuộc sống.
Từ “Drama” là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố vừa bi vừa hài, mang đến cho người xem cảm giác hòa mình vào chính nhân vật, trạng thái tâm lý căng thẳng, hồi hộp, khi cao trào mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng buồn bã.
[irp posts=”320″ name=”Wibu là gì? Weeaboo là gì? Ý nghĩa và cách dùng”]Các thể loại drama thường dùng nhiều nhất hiện nay
Nói đến những loại hình mang tính drama tiêu biểu thì vô số kể, trong đó được phân thành 5 loại chính:
- Một vở kịch được trình diễn tại sân khấu
- Các thể loại phim mang tính drama: phim dài tập, tình cảm lãng mạn, ngôn tình, phim truyền hình,…
- Các thể loại phim hoạt hình, anime, tác phẩm được chuyển thể từ truyện bắt nguồn từ Nhật Bản
- Những bộ phim dài tập, phim bộ được lấy nguyên tác từ các danh thoại sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện tranh, …
- Truyện drama: gồm những bộ truyện được đánh giá cao về mặt hình thức lẫn nội dung, nhiều phần, nhiều bộ
Cách hiểu về từ drama trên facebook
Cộng đồng mạng những năm gần đây rộ lên rất nhiều sự kiện, tình huống trớ trêu, khiến cho các bạn giới trẻ gọi đây chính là drama. Vậy thực chất drama là gì? Mang ý nghĩa như thế nào trong từng ngữ cảnh? Bạn có thể theo dõi các trang confessions hay những fanpage nổi tiếng sẽ có rất nhiều bình luận ghi kèm từ drama vào đấy. Thực chất theo ngôn ngữ mạng, từ này mang nghĩa là “phốt”, những tình huống cứ ngỡ là tưởng tượng nhưng lại là thực tế.
Đã hiểu theo nghĩa là bóc phốt thì bạn biết rõ tính chất lan truyền của nó mạnh đến mức nào. Chỉ cần một drama từ một nhân vật nổi tiếng, hotgirl hotboy đình đám sẽ bỗng chốc nổi như cồn. Và chắc chắn đâu đó trong một vài bình luận hay những lần ngẫu hứng cùng bạn bè thì bạn cũng đã từng sử dụng từ “drama” này.
[irp posts=”771″ name=”GG là gì?”]Những bộ phim drama hay nhất
Những bộ phim mang tính drama, hot nhất màn ảnh luôn được các bạn trẻ săn đón mong chờ. Vậy trước tiên bạn cần hiểu rõ drama phim là gì? Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những tác phẩm phim kinh điển, dài tập hay thậm chí là những phim bộ với các tình tiết kéo dài. Nội dung chủ yếu xoay quanh số phận, hoàn cảnh của một nhân vật trung tâm hoặc một tập thể nào đó. Mang ý chí chiến đấu, nỗ lực vươn lên , đấu tranh chống lại nghịch cảnh.
Một số bộ phim drama được bối cảnh xa xưa, mang tính sử thi cao, hoặc ngoại truyện hư cấu nhưng qua đó phản ánh sâu sắc bản chất của con người và xã hội. Luôn trên tiêu chí cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, mang tính giáo dục bồi dưỡng tinh thần con người. Khán giả sẽ bị cuốn hút theo từng tập phim lúc thì đẩy cảm giác lên cao trào lúc lại đẩy xuống đến mức tuyệt vọng, buồn vui xen lẫn vào nhau.
Drama phim thường thiên về chính kịch trong đó bao gồm 2 thể loại chính là phim điện ảnh và phim truyền hình dài tập. Bạn cần hiểu rõ và tránh lầm tưởng vì phim truyền hình là phim dài tập chứ không phải là phim được chiếu trên truyền hình. Dưới đây sẽ điểm qua cho bạn những bộ phim drama hay nhất tại hàn quốc, trung quốc và Việt Nam, xứng đáng là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn vào dịp cuối tuần.
Bộ phim drama Hàn Quốc hay nhất
Giày thủy tinh, nàng DAE JANG GEUM, chuyện tình Paris, Vườn nho, truyền thuyết JUMONG, cô nàng đẹp trai, khu vườn bí mật, phẩm chất quý ông, vì sao đưa anh tới, hậu duệ mặt trời, Full house, tiệm cà phê hoàng tử, vườn sao băng, mặt trăng ôm mặt trời, những người thừa kế, Pinocchio, Healer, mây họa ánh trăng, người tình ánh trăng, tiên nữ cử tạ, Goblin, cô nàng mạnh mẽ Do Bong Soon,…
Bộ phim drama Trung Quốc (Hoa ngữ) hay nhất màn ảnh
Tiên sinh tình yêu, người đàm phán, quy khứ lai, huyền của Ôn Noãn, liệt hỏa như ca, cuộc sống tươi đẹp, nam phương hữu kiều mộc, con đường đưa tiễn đầy hoa, phượng tù hoàng, Tây du ký, hoàn châu cách cách, thần điêu đại hiệp, Chân Hoàn truyện, mỹ nhân tâm kế, hoa thiên cốt, khuynh thế hoành phi, tam sinh tam thế thập lý đào hoa, đặc công hoàng phi Sở Kiều truyện, cẩm tú vị ương, Minh Lan truyện, mộng hồi Đại Thanh, Như Ý truyện, Phù Dao hoàng hậu, Hoàng Quyền, vũ động càn khôn, diên hy công lược, hương mật tựa khói sương, tru tiên thanh vân chí, song thế sủng phi, lệ cơ truyện, Hán chi vân, mùa hè của hồ ly,…
Bộ phim drama Việt Nam gây sốt màn ảnh trong những năm gần đây
Người trong giang hồ, ai chết giơ tay, nam phi liên hoàn kế, thập tam muội, Tay buôn buông tay, ông trùm dẹp loạn giang hồ, vi cá tiền truyện, ai chết giơ tay, gia đình mén, chết thì chịu, hoán đổi thanh xuân, bổn cung giá lâm, kỳ án tuổi thanh xuân, bầu trời của khánh, Bo Lang,…
Truyện drama là gì?
Tương tự như cách giới thiệu về phim drama ở trên, thì truyện drama cũng là một bộ truyện dài gói gọn trong những diễn biến, cuộc đời của một nhân vật nào đó. Đưa đến cho người đọc cảm giác chân thực nhất có thể, người đọc như hòa mình vào trạng thái tâm lí nhân vật lúc đau khổ, dằn vặt lúc vui sướng, hạnh phúc.
Drama anime là một thể loại truyện được rất nhiều bạn trẻ ưa thích, những tác phẩm nổi tiếng xuất xứ từ Nhật Bản. Với cấu trúc tình tiết đan xen cảm xúc của nhân vật, bạn sẽ cảm nhận được từng cảm giác, nỗi đau, tình cảm mà người viết muốn truyền tải.
Một trong số những thể loại drama anime nổi tiếng phải kể đến “Naruto” và “One Piece. Không chỉ thành công trong tác phẩm truyện tranh mà 2 bộ truyện này còn được chuyển thể thành phim và công chiếu toàn thế giới, nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng mạng. Qua đó có thể thấy, thể loại truyện drama đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người, giúp họ trải nghiệm, nếm trải những đau thương, vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống.
Vì sao thể loại phim và truyện drama lại được yêu thích?
Qua những lý giải về định nghĩa của các thể loại phim và truyện drama, ắt hẳn sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc liệu tại sao chúng lại nhận được nhiều sự ưa thích đến như vậy? Dưới đây sẽ chỉ ra những yếu tố làm nên tên tuổi, thương hiệu và sự cuốn hút riêng cho từng thể loại tác phẩm drama.
Về tạo hình nhân vật, diễn viên đặc sắc, đẹp đẽ: Hầu hết các bộ phim drama xuất hiện tiêu biểu trên màn ảnh hiện nay có dàn diễn viên chính và phụ vô cùng nổi bật, một số là những diễn viên kì cựu có tên tuổi, lối diễn phong phú, thậm chí còn là các idol âm nhạc. Sự chọn lựa kết hợp giữa các nhân vật cân xứng giúp cho người xem được mãn nhãn, thỏa mãn sự yêu thích của họ.
Về phần nội dung, cốt truyện, kịch bản mang sắc thái mới lạ: Bởi bản chất là chính kịch nên những tình tiết trong mỗi tác phẩm đều đa chiều, đa dạng, lúc thì cao trào, mãnh liệt, lúc lại đau khổ, tuyệt vọng. Người xem như bị cuốn theo dòng chảy trạng thái tâm lý của nhân vật, luôn mong chờ những tập tiếp theo phát sóng.
Về phần bối cảnh, không gian tuyệt đẹp: không thể nào phủ nhận được bối cảnh chính là điểm nhấn quan trọng tạo nên thương hiệu sức hút cho một bộ phim. Không chỉ diễn viên đẹp mà một không gian tinh tế, có chiều sâu, phù hợp sẽ là một sự hòa quyện độc đáo, khắc họa rõ nét nội dung, tâm trạng mà bộ phim muốn truyền tải.
Sự hài hước: drama chính là sự kết hợp giữa bi và hài, do đó mà việc lồng ghép những yếu tố hài hước, đa sắc màu tạo nên nét ấn tượng cho người xem cũng như đẩy mạnh chuyển biến tâm lí nhân vật bất ngờ.
Nhạc phim hay: chắc chắn trước khi xem một bộ phim bạn thường sẽ bị ấn tượng với những tác phẩm có giai điệu, lời bài hát gây cảm giác mạnh vào tâm lý của bạn. Có thể thấy một số bộ phim nổi tiếng của xứ sở kim chi có những bài hát đã trở thành hot hit trong một thời gian dài, thậm chí là bài hát quốc dân.
Hít drama là gì?
Cụm từ “hít drama” trở nên khá phổ biến trong đại bộ phận các bạn trẻ ngày nay, khi mà các tin tức, bài báo bóc phốt lại rầm rộ hơn bao giờ hết. Chỉ cần một bài đăng trong một fanpage hay một bài confessions nào đấy là đã có thể tạo nên một hội những người hít drama vào bình luận ngay. Theo quan điểm của một số bạn trẻ, hít drama cần phải hít ngay từ đầu thì mới thú vị, hấp dẫn và có nhiều chuyện để bàn.
Hiểu một cách đơn giản hơn là khi bạn đang theo dõi một bộ phim dài tập, bạn sẽ mong chờ những diễn biến tiếp theo của bộ phim. Hoặc đối với những người nổi tiếng bạn thường mong chờ họ sẽ đăng gì tiếp theo, sẽ có gì hay để nói để bàn luận hay không. Do đó, kĩ năng nắm bắt tin tức, sự kiện hot nhanh nhất có thể chính là biểu hiện của một cao thủ hít drama điêu luyện.
Trong một thế giới ảo ngày nay, các bạn trẻ luôn mong muốn, tò mò với những sự kiện nóng hổi của xã hội, từ đó tạo cơ hội để phô diễn ngôn từ khả năng hiểu biết của bản thân. Dram có rất nhiều loại, có người thì bị dính phốt do người khác công khai tố cáo một hành động hay cách cư xử xấu nào đó. Một bộ phận thì tự tìm cách phô ra những drama của mình cho thiên hạ trầm trồ, bàn tán để được nổi tiếng.
Thông thường trên các trang mạng xã hội có những drama mang tính cá nhân cao hoặc là tính tập thể. Đối với những drama dành cho một người nổi tiếng hay một tổ chức nào đó sẽ có sức hút đáng kể (ví dụ: đội tuyển U23 việt nam, Hotgirl sài thành,…). Khả năng lan truyền của một drama thường chỉ kéo dài một tuần, tuy nhiên đối với những sự kiện nóng hot thì có thể kéo dài từ năm này sang năm kia.
Độ dài duy trì một drama thường không quá lâu, vì thông thường những người trong cuộc ít đưa ra những lời bình luận, quan điểm của mình họ thường im lặng. Do đó mà những người hít drama dần sẽ cảm thấy trở nên nhàm chán và tìm một nguồn tin tức, phốt khác mang tính xu hướng hơn.
Hệ quả của việc hít drama như thế nào?
Có thể nói việc hít drama cũng giống như những kẻ chực chờ để hành động. Chỉ cần trong một hội nhóm hay trang mạng nào có những bài viết hấp dẫn, ấn tượng thì đó chính là cơ hội để bạn hít drama nhanh chóng.
Bạn có thể hiểu rõ công dụng của các hội nhóm, trang mạng lập ra thường có một mục đích cụ thể nào đó, như là nơi bàn luận việc học, trao đổi kinh nghiệm,.. Tuy nhiên, việc xuất hiện của các bài viết mang tính drama cao sẽ gây nên làn sóng tranh cãi dữ dội. Ngoài ra, những bài viết này sẽ dần làm loãng tính chất của hội nhóm không còn đi đúng với mục đích ban đầu thành lập.
Việc một drama được đẩy lên cao trào thì liệu đó có thật sự đáng tin cậy, tính xác thực cao ? Thực tế, bạn chẳng thể nào kiểm chứng nổi, những người hít drama sẽ chực chờ những bình luận móc xỉa, chê trách rồi tranh cãi dữ dội, đưa ra quan điểm của mình. Một số drama thì mang tính giáo dục cao nhưng một số thì lại đi ngược tác dụng, nó làm ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và suy nghĩ của bản thân người hít drama, đặc biệt là giới trẻ.
Hãy nhớ rằng, đó không phải là chuyện của bạn và bạn cũng không cần phải vì vấn đề nào đó mà lại đi tranh cãi với những người không quen biết. Đưa ra chính kiến của bản thân là tốt, nhưng lại bảo thủ duy nhất suy nghĩ của mình là không nên. Trước khi nói hay phát ngôn điều gì cần suy nghĩ thật kỹ để tránh những hệ lụy không đáng có từ việc hít drama của mình.
Không những thế, hệ lụy từ việc drama bùng nổ sẽ làm cho người trong cuộc bị áp lực, khó xử, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, làm điều dại dột hoặc đơn giản là có những phát ngôn đáp trả thiếu tế nhị. Không thể nhìn một sự việc theo cách nhìn của người khác, do đó bạn cũng chẳng thể hiểu rõ bản chất thực sự của drama. Vì thế đừng nên vội vàng kết luận, đưa ra những lời bình luận thiếu tôn trọng đối với nhân vật.
Hãy là một người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, có ý thức,có tinh thần nhân đạo cao, tránh những trường hợp gây tác động xấu đến danh dự, phẩm chất của bản thân và cả người khác. Xây dựng một cộng đồng văn minh tiến bộ cùng nhau phát triển, chứ không nên cùng nhau đẩy một kẻ khác vào hố đen của vực thẳm.
Drama hiểu theo ngữ nghĩa hiện đại
Drama là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới diễn tả những chuỗi sự việc, hình thái đặc biệt được mọi người đem ra làm vấn đề để bàn luận. Một quá trình diễn biến mang nhiều cảm xúc xen lẫn khác nhau sẽ tạo nên một drama đúng nghĩa. Hầu hết trong thời buổi hiện đại này con người sử dụng mạng xã hội rất nhiều, do đó mà nhu cầu tìm hiểu, tò mò cũng càng được nâng cao.
Từ drama ngoài việc chỉ một sự kiện, tình huống đầy sức hấp dẫn lôi cuốn, mà nó còn dùng để chỉ một loại hình kịch tuồng có từ thời xa xưa. Mọi người sẽ trình diễn những vở cải lương, tuồng quan họ mang ý nghĩa tinh thần cũng như tính giáo dục cao.
Cứ mỗi khi nhắc đến drama, đa số các bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến hai nền công nghiệp nổi tiếng trên thế giới là nghệ thuật thứ bảy và anime. Hay với tên gọi chính xác là những bộ phim Hàn Quốc tình cảm lãng mạn và các bộ truyện tranh xuất xứ từ Nhật Bản.
Tổng hợp các thể loại drama hiện nay
Ở Việt Nam, mỗi khi nhắc đến từ “drama” là người ta lại nghĩ ngay đến những bộ phim ngôn tình Hàn Quốc hay những bộ truyện, tiểu thuyết anime dài tập từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày nay từ “drama” nó đã được phổ biến rất nhiều, các nước như Mỹ, Pháp, Ấn Độ cũng cho ra đời các tác phẩm có sức hút đáng kinh ngac. Vậy điều mà chúng ta cần quan tâm là hiện nay trên thế giới có các thể loại drama nào?
Hài kịch: từ “drama” được gắn vào các tác phẩm hài kịch mang đến không khí hài hước nhưng có chút châm biếm. Thường thì nội dung kịch bản khá đơn giản, nhẹ nhàng, tạo tiếng cười cho mọi người, và có kết thường có hậu. Hài kịch đưa nhân vật vào các vai diễn đa dạng, hài hước, nhưng cực kì thông minh trong cách ứng xử. Hài kịch đem đến cho người xem cảm giác thú vị, vui nhộn, giải stress sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Bi kịch: Nếu như “drama” ở thể loại trên mang tính hài kịch, thì đây chính là thể loại bi kịch. Với cốt truyện dẫn dắt mang sắc thái buồn bã, đau khổ, nhân vật hóa thân có cốt diễn phải cực kỳ xuất sắc mới có thể lột tả hết được nội dung. Bởi đây chính là thể loại bi kịch nên không ai có thể hy vọng đó là một kết thúc có hậu được.
Hài kịch phóng đại: tương tự như hài kịch, cốt truyện, mạch diễn đều theo một lối hài hước tạo cho khán giả tiếng cười. Tuy nhiên nhìn chung nội dung kịch bản khá hư cấu và phóng đại khả năng của con người. Nhưng qua đó đưa ra những bài học đắt giá, mang tính giáo dục và nhân văn cao.
Opera: đây chính là sự tổng hợp từ các thể loại trên, sự kết hợp hoàn hảo giữa phim và kịch, pha lẫn vào trong là những giai điệu âm nhạc, những động tác khiêu vũ uyển chuyển. Điểm ấn tượng trong thể loại opera là thay vì nhân vật nói đối thoại thì sẽ chuyển sang thể loại hát, động tác rất khác lạ. Nội dung của opera có thể là bi kịch, hài kịch hoặc chính kịch.
Một số thể loại drama khác
Ngoài các thể loại drama chính được liệt kê bên trên thì còn có một số thể loại khác không kém phần ấn tượng.
Melodrama: đây là thể loại phim gây cảm xúc mạnh về mặt tâm lý nhân vật, những trạng thái tình cảm, chuyển biến tâm trạng đều được khơi gợi cụ thể. Nội dung thường được đào sâu vào tâm hồn và tính cách của các nhân vật. Phải nói đây là thể loại gây khó khăn nhất đối với các diễn viên còn non trẻ, bởi không chỉ khai thác cảm xúc nhân vật mà còn là chiều sâu trong đôi mắt, nụ cười,…Một số phân cảnh trong thể loại nhân vật không cần dùng lời nói mà chỉ dùng ngôn ngữ hình thể để biểu đạt.
Một số bộ phim Hàn Quốc đi đầu trong thể loại Melodrama: I miss you (do hai diễn viên tiềm năng thủ vai là Yoon Eun Hye và Park Yoo Chun), That winter the wind blows (do Song Hye Kyo và Jo In Sung tham gia diễn xuất), Nice Guy (Song Joong Ki và Moon Chae Won thủ vai), Queen of ambition (do Soo Ae thủ vai),…
Docudrama: đây là thể loại phim còn khá mới mẻ và chưa có nhiều dấu ấn. Tuy nhiên bộ phim có nội dung xoay quanh những sự kiện lịch sử, các tình huống được khoa học chứng minh, hoàn toàn chân thực không có yếu tố ảo.
Web Drama: đây được xem là các bộ phim dành cho thanh thiếu niên từ 20 đến 30 tuổi. Đúng như cách gọi nó chỉ được phát sóng trên các trang internet do đó mà chi phí bỏ ra đầu tư khá ít ỏi, thời lượng phim ở mức trung bình ngắn, vì vậy mức doanh thu từ các bộ phim này là khá ít ỏi.
SBS Drama Awards: một trong những lễ trao giải lớn hàng năm được tổ chức tại Hàn Quốc bởi Seoul Broadcasting System. Thường niên tổ chức mỗi năm một lần vào ngày cuối cùng của một năm (31/12). Nơi vinh danh những nghệ sĩ, diễn viên có thành tựu nổi bật xuất sắc trong các lĩnh vực phim truyền hình được phát sóng trên kênh SBS. Trong số các giải thưởng được đề cử thì “giải Daesang” là cao quý nhất được trao cho những nam nữ tài tử diễn viên xuất sắc nhất trong năm.
Drama club: là một câu lạc bộ được thành lập hội tụ những thành viên yêu thích hoạt động trong lĩnh vực này.
Drama cẩu huyết: được coi như là một vở kịch hay một bộ phim có kịch bản khá nhàm chán, thường không tạo được điểm nổi bật khiến người xem không cảm giác hứng thú.
So sánh Drama Queen và Drama King trên facebook
Theo nghĩa điện ảnh Drama Queen chỉ nữ hoàng phim truyền hình và Drama King chỉ ông hoàng phim truyền hình. Nói cụ thể, đây là từ ngữ để ca ngợi, khen thưởng cho những diễn viên xuất sắc trong thể loại phim Drama.Theo ngôn ngữ mạng, được nhiều sử dụng thì đây chính là cách mỉa mai những nam hay nữ quá ảo tưởng vào cuộc sống của bản thân. Họ là những người tự xem mình là chính, là trung tâm của vũ trụ, tự tạo dựng cho mình một kịch bản hoàn hảo nhất và đắm chìm trong giấc mộng ảo giác.
Những người thường gọi là drama Queen và drama King thường hay hoang tưởng về bản thân, rất ít người muốn tiếp xúc liên quan vì sợ bị phiền phức. Nguyên nhân tạo nên tính cách thiếu suy nghĩ này một phần là do hoàn cảnh sống, những vấn đề tiêu cực hàng ngày. Do đó mà lâu ngày hình thành nên tính cách khó làm chủ cảm xúc, mê đắm vào một mớ những sự việc do chính bản thân tạo dựng lên để thỏa mãn mong ước ở thực tại.
Những người này thường tạo ra các cuộc tranh luận, bàn tán, đưa ra những chủ đề táo bạo khiến mọi người chú ý từ đó nâng cao độ hot của bản thân. Tuy nhiên, một số người lại có đông đảo một lượng fan qua những câu nói, hành vi gây shock trên cộng đồng mạng. Nói chính xác Drama Queen và Drama King chính là những người hay “sống ảo”, không thực tế thường có rất ít bạn bè bên ngoài chủ yếu là quen biết qua mạng.
Những người này thường mang trạng thái tâm lý muốn nổi tiếng, muốn được nhiều người biết đến sự tài giỏi của bản thân. Tuy nhiên việc tạo cho mình một drama gây sức hút là điều không hề tốt đẹp, bởi cái gì cũng có hai mặt của nó không ai là hoàn hảo cả.
Tại Việt Nam có rất nhiều Queen và king drama thường được nhắc đến với những phát ngôn gây shock và ấn tượng mạnh cho người nghe. Tiêu biểu trong số đó là các câu nói như “không có tiền cạp đất mà ăn à”, “ Cứ cầm mic lên là thành ca sĩ”,…Ngoài ra những hiện tượng nổi lên như cồn trong những năm gần đây như Bà Tưng, Lệ Rơi, Khá Bảnh,…
Qua những tên gọi được liệt kê trên chắc hẳn ai cũng đã từng một lần nghe qua bởi nó là một hiện tượng drama phổ biến trong những năm gần đây. Và tất nhiên để có được độ nổi đó chính là những “tai tiếng” trong sự nghiệp, bản thân của chính nhân vật trong drama.
Cách mà họ nâng mình lên đến đỉnh drama cũng sẽ sớm bị lụi tàn theo năm tháng khi mà những drama gây sốc khác được công bố. Thế nên cuối cùng thứ nào sẽ về lại thứ ấy, chỉ những người thực sự đi lên bằng chính năng lực bản thân mới có thể tồn tại vững vàng.
Drama trong game
Trong cộng đồng game thủ thì khái niệm “drama” không quá xa lạ với mọi người, nó được hiểu theo nghĩa thông thường là những sự việc hot, bị bóc phốt hay những phát ngôn gây tranh cãi,…Mọi thứ đều có thể được cụ thể hóa qua những lời bình luận từ cư dân game thủ. Đây là một trong những làn sóng mạnh mẽ có sức hút nhất với sự tham gia của nhiều bạn trẻ.
Thông thường, trong các group game để tạo được độ nổi, chú ý thì thường sẽ có các vụ drama online rộ lên tạo kích thích phấn khởi cho mọi người. Rất đông những người vào facebook chỉ để lướt đọc những drama kèm theo những lời bình luận tranh cãi tạo niềm vui cho bản thân.
Nói cụ thể đây được coi là hình thức giải trí hàng ngày cho những group game khi đã quá nhàm chán, họ tranh thủ comment đưa ra ý kiến của mình hoặc thậm chí là chửi nhau qua mạng để thỏa mãn cái tôi của mình.
Tuy nhiên, việc đưa drama vào trong game được hạn chế ở mức căng thẳng cực độ, vì điều này sẽ dễ làm mất hòa khí giữa các game thủ với nhau. Đưa ra những quan điểm, ý kiến cá nhân nhưng vẫn giữ được tình bằng hữu, quyết chiến trong game, do đó drama cũng không hề gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực tại cả.
Theo một cách nhìn tích cực thì chính những drama này tạo nên sức hút điểm thú vị cho các group game đơn thuần. Tại đây, mọi người được tha hồ tranh luận, bàn cãi gây xôn xao nhộn nhịp , từ đó thu hút được nhiều người tham gia hơn. Càng có nhiều drama thì số lượng người hóng hít drama cũng tăng lên đáng kể, tạo cảm giác phấn khởi có động lực hơn.
Còn theo một cách nhìn tiêu cực khác thì drama chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, vì đơn giản là ngoại trừ những vụ drama hot hit thì còn lại toàn là những sự việc nhàm chán. Không có thú vị nhưng lại đi tranh cãi lẫn nhau không hồi kết thì liệu có quá vô bổ. Một vấn đề không hữu ích lại được đưa vào nhằm tạo hiệu ứng thì khó mà đem lại kết quả tốt, đôi khi còn đi ngược lại với mục đích ban đầu.
Nhìn chung một sự việc nào thì cũng hình thành nên hai mặt của nó, do đó mà mỗi cá nhân cần tự ý thức và đưa ra cho mình cách hành xử văn minh nhất, biết điều nào nên nói và điều nào không nên nói. Drama không xấu nhưng nó sẽ dẫn đến tiêu cực nếu được sử dụng một cách bừa bãi, tràn lan và đi kèm với những hành động thiếu suy nghĩ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu được rõ drama là gì? Nó có tác dụng ra sao? Nên sử dụng như thế nào? Trong thời đại công nghiệp 4.0 mạng xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hóng hớt của mọi người cũng tăng lên. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rõ những drama nào là xác thực, rõ ràng và tránh những lời bình luận nặng lời, chỉ trích, gây mất tình cảm giữa đôi bên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này nhé.
[icon name=”location-arrow” class=”” unprefixed_class=””] Tham khảo
1. https://www.definitions.net/definition/drama
2. https://www.urbandictionary.com/define.php?term=Drama
3. https://www.merriam-webster.com/dictionary/drama
4. https://www.dictionary.com/browse/drama
5. https://www.thoughtco.com/drama-literary-definition-4171972
6. https://www.quora.com/What-does-Drama-mean-to-you
7. https://www.abbreviations.com/DRAMA
8. https://en.wikipedia.org/wiki/Drama
9. https://study.com/academy/lesson/what-is-drama-terms-time-periods-and-styles.html
10. https://www.vocabulary.com/dictionary/dramatic
Học tiếng Anh từ bé, mong muốn có công việc lâu dài về tiếng Anh. Chịu trách nhiệm các bài viết học thuật về tiếng Anh trên DanChuyenAnh